Đa phần các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp hiện nay đều được ứng dụng từ chất liệu MDF. Dòng gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trội như: giá thành bình dân, đa dạng độ dày, bề mặt đẹp,… Nếu bạn cũng đang lên ý tưởng thiết kế cùng ván gỗ MDF, hãy lưu ý những điều sau đây trong quá trình thi công để giúp sản phẩm bền đẹp hơn.
Cẩn thận khi vận chuyển
Gỗ MDF là được tạo nên từ bột sợi gỗ kết hợp cùng chất keo kết dính chuyên dụng, nén với cường độ cao thành từng tấm. Mỗi tấm ván MDF thường có độ dày từ 2,5mm đến 25mm và có những kích thước tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm, 1830mm x 2440mm.
Kích cỡ này tương đối lớn và cồng kềnh, việc vận chuyển sẽ đòi hỏi tính cẩn thận và khéo léo. Nếu không cẩn thận, các gốc ván dễ bị va chạm vào tường hoặc những vật cản khác dẫn đến hư hỏng.
Khi vận chuyển, bạn nên bao bọc các góc ván và cả bề mặt để hạn chế việc trầy xước, hư hại do bị rơi hay va đập.
Không sử dụng ở những khu vực đọng nước
Đối với bất kỳ loại gỗ nào thì nước và độ ẩm luôn là là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng. Gỗ MDF ở trạng thái thô đang chờ thi công, chưa qua xử lý bề mặt sẽ có khả năng chống nước không được tối ưu.
Do đó, lõi gỗ sẽ dễ bị ngấm nước, giãn nở hoặc phồng rộp gây hư hại nhanh chóng. Lưu ý khi thi công chất liệu MDF, bạn không nên sử dụng ở những khu vực bị đọng nước.
Nếu phải thi công vào mùa mưa hãy bảo quản gỗ ở nơi khô ráo, dùng bao bì, bạt che chắn cẩn thận để tránh nước mưa rơi vào làm chất lượng gỗ xuống cấp.
Hạn chế điêu khắc và chạm trổ trên gỗ
Gỗ MDF có bề mặt phẳng mịn, có thể sơn phủ được nhiều chất liệu bề mặt khác nhau từ Acrylic, Laminate hay Melamine rất đa dạng màu sắc và hoa văn.
Tuy nhiên, bạn không nên điêu khắc hay chạm trổ những chi tiết nhỏ, cầu kỳ lên bề mặt MDF vì sẽ khiến chất lượng ván gỗ bị ảnh hưởng.
Thay vào đó, bạn có thể chọn phủ bề mặt Melamine với những lựa chọn vô cùng sinh động và độc đáo như vân gỗ sồi, vân đá hay xi măng,… vừa đem lại nét đẹp tinh tế, sang trọng mà vẫn đảm bảo độ bền của ván gỗ.
Tránh sử dụng với nội thất yêu cầu độ dày cao
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một điều, chất liệu MDF sẽ không thích hợp với những thiết kế nội thất yêu cầu độ dày cao. Ván gỗ MDF trên thị trường hiện nay có độ dày tiêu chuẩn từ 2,5mm đến 25mm. Bạn có thể ứng dụng gỗ MDF để thi công những đồ nội thất có độ dày dưới 25mm.
Tuy nhiên, nếu yêu cầu về độ dày trên 25mm bạn cần phải sử dụng kỹ thuật ép dán, nối thêm ván gỗ để tăng độ dày. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến độ bền sản phẩm.
Do đó, bạn hãy tránh dùng MDF với những đồ nội thất cần độ dày vượt ngưỡng 25mm.
Lựa chọn thương hiệu sản xuất uy tín
Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho những thiết kế nội thất từ chất liệu MDF, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý vừa được liệt kê. Ngoài ra, đảm bảo chất lượng của ván MDF, bạn nên lựa chọn mua gỗ MDF tại những thương hiệu uy tín như An Cường.
An Cường sở hữu nhà máy sản xuất rộng hơn 240.000m2 với các trang thiết bị cùng công nghệ sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn của Châu Âu, tạo nên những sản phẩm vô cùng chất lượng được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao.
Ván gỗ MDF của An Cường đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, độ bền cao, bề mặt ván phẳng mịn có thể đem lại nhiều hiệu ứng bề mặt với các lớp phủ khác nhau.
Hiện nay, An Cường có sẵn hơn 300 mẫu Melamine MDF đa dạng các màu từ đơn sắc đến vân gỗ, vân đá hoặc xi măng,… Ván gỗ MDF An Cường ngoài những kích thước tiêu chuẩn còn có các loại ván vượt chuẩn để giúp bạn có thêm sự lựa chọn và thuận tiện trong quá trình thi công.