Ván dăm là loại vật liệu rất phổ biến hiện nay vì giá thành rẻ và tính ứng dụng cao. Ván dăm thường được kết hợp cùng với ván gỗ công nghiệp MDF trong thiết kế nội thất từ nhà ở cho đến các công trình lớn như trường học, bệnh viện,… Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về ván dăm (PB) qua bài viết hôm nay để có thể ứng dụng loại vật liệu này hiệu quả tối ưu hơn nhé.
Ván dăm là gì?
Ván dăm (PB) có tên gọi đầy đủ là Particle Board, là loại ván gỗ công nghiệp có mặt phổ biến tại hầu hết các công trình thiết kế nội thất hiện nay.
Ván dăm (PB) được sản xuất từ các loại dăm, vụn gỗ xay nhuyễn ra rồi ép lại thành tấm. Ván PB có những đặc điểm cụ thể sau:
– Thành phần cấu tạo
Cấu tạo chủ yếu của tấm ván PB là dăm gỗ và keo kết dính. Nguyên liệu dăm gỗ có thể là gỗ bạch đàn, cao su, cây keo,… sau khi được nghiền nát sẽ được hòa trộn với keo chuyên dụng rồi ép thành tấm gồm lõi và lớp bề mặt.
– Tính chất vật lý và đặc điểm chung
Ván dăm PB thường có độ dày phổ biến từ 9mm – 25mm với tỷ trọng trung bình từ 650kg/m3 – 750kg/m3. Các khổ ván thông thường có kích thước: 1.220 x 2.440 (mm) và 1.830 x 2.440 (mm).
Bề mặt của ván dăm phẳng mịn, có thể phủ melamine, laminate hoặc acrylic tráng gương, đem lại tính thẩm mỹ cao cho các thiết kế nội thất.
Phần lõi của ván dăm có độ cứng tương đối tốt, độ bền cao, đặc biệt là khả năng bắt ốc vít rất nhạy, tạo nên sự chắc chắn cho các thiết kế.
Ở điều kiện thường, ván dăm có tính ổn định cao và chịu được tải trọng lớn. Chính nhờ những đặc điểm này mà ván dăm được ứng dụng rất phổ biến trong gia công nội thất hiện nay.
2 loại ván dăm phổ biến
Trên thị trường hiện nay, ván dăm PB có 2 loại thông dụng là ván dăm thường và ván dăm lõi xanh chống ẩm.
– Ván dăm thường
Ván dăm PB thường sẽ có màu vàng nâu đặc trưng, có tính ổn định tốt tuy nhiên khả năng chống ẩm không cao.
Ván dăm thường chỉ nên ứng dụng cho đồ nội thất ở những khu vực khô thoáng như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng làm việc,… để đảm bảo độ bền và công năng của thiết kế.
– Ván dăm chống ẩm
Ván dăm chống ẩm có quá trình sản xuất tương tự như ván dăm thường, nhưng thành phần có thêm chất phụ gia chống ẩm. Chất phụ gia này giúp cho ván dăm có khả năng chống nước tốt, chịu lực cao nhờ gia tăng sự liên kết vụn gỗ, hạn chế sự trương nở khi gặp điều kiện ẩm ướt.
Ván dăm chống ẩm được phân biệt bằng mắt nhờ lõi ván có màu xanh lá cây. Ván dăm chống ẩm có thể được kết hợp với ván MDF chống ẩm để thi công nội thất ở những nơi thường xuyên chịu ẩm ướt như toilet, nhà bếp, phòng ăn,…
Việc hiểu được tính chất và phân loại ván dăm sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn vật liệu thích hợp với từng nhu cầu nội thất riêng biệt. Từ đó, sản phẩm sẽ phát huy hết công năng, đảm bảo cả về thẩm mỹ và độ bền.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua ván dăm từ những thương hiệu uy tín như An Cường để an tâm về chất lượng cũng như giá thành.
Ván gỗ công nghiệp chất lượng
Vật liệu gỗ công nghiệp An Cường từ ván dăm, ván MDF, ván HDF,… đều được sản xuất với hệ thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu nên đảm bảo về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ cao.
Mỗi sản phẩm có mặt trên thị trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao như E1, E2, E0, Super E0, Green Label,… An Cường hiện sẵn có các loại ván dăm, ván dăm phủ melamine, laminate với bảng màu đa dạng phong phú.
Ngoài những kích thước ván tiêu chuẩn, An Cường còn cung cấp ván dăm vượt khổ có thể đáp ứng cả nhu cầu thi công nội thất cần khổ ván to. Do đó, vật liệu gỗ công nghiệp An Cường sẽ là lựa chọn lý tưởng cho công trình của bạn.